Gọi ngay0983 826 474
0
Tác hại của nồng độ Clo dư vượt ngưỡng trong nước sinh hoạt và giải pháp khắc phục hiệu quả

1. Tại sao chúng ta lại dùng Clo trong quá trình xử lý nước? 

Clo là một trong những chất khử trùng phổ biến và lâu đời nhất trong xử lý nước sạch. Bất chấp sự phát triển của nhiều công nghệ xử lý hiện đại, Clo vẫn được ưa chuộng nhờ vào tính hiệu quả cao, khả năng ứng dụng rộng rãi và chi phí thấp. Đặc biệt, Clo giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật trong mạng lưới cấp nước, đảm bảo nguồn nước đến tay người dân an toàn cho sinh hoạt và ăn uống. 

2. Khi nào Clo dư trong nước có lợi? 

Theo QCVN 01-1:2018/BYT, hàm lượng Clo dư trong nước sạch cần được duy trì ở mức 0,2 – 1 mg/L trong mạng lưới đường ống. Mức Clo này đảm bảo diệt khuẩn hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm vi khuẩn khi nước di chuyển qua các đường ống cấp nước. 

Để duy trì chất lượng nước ổn định, các nhà máy xử lý nước cấp phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, trong đó Clo dư là một trong những chỉ tiêu quan trọng được giám sát chặt chẽ. 

3. Clo dư vượt ngưỡng tác động như thế nào đến sức khỏe và đời sống 

Mặc dù Clo đóng vai trò quan trọng trong việc diệt khuẩn, nhưng khi nồng độ Clo dư vượt ngưỡng có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống: 

  • Kích ứng da và niêm mạc: Nồng độ Clo cao có thể gây ra kích ứng da, ngứa, viêm da và đỏ mắt, đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm điều này có thể tồi tệ hơn. 
  • Tác động đến hệ hô hấp: Việc tiếp xúc lâu dài với nước có nồng độ Clo dư cao trong thời gian dài có thể gây hại cho hệ hô hấp, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, gây hen suyễn hoặc suy giảm miễn dịch. 
  • Mùi hăng khó chịu: Nước có nồng độ Clo cao thường có mùi hăng đặc trưng, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 
  • Hư hỏng thiết bị và đồ dùng: Clo dư có thể làm hư hại đường ống nước, thiết bị kim loại và khiến quần áo nhanh bạc màu, dễ rách. 
  • Nguy cơ gây ung thư: Một trường hợp khá hiếm gặp khác là Clo dư khi phản ứng với các hợp chất hữu cơ trong nước có thể tạo ra các chất độc hại như Trihalomethanes (THMs), một hợp chất tiềm ẩn nguy cơ ung thư. 
Dị ứng do nước hồ bơi chứa clo dư vượt ngưỡng

Dị ứng do nước hồ bơi chứa clo dư vượt ngưỡng (hình ảnh tham khảo)

4. Cách khắc phục và kiểm soát nồng độ Clo dư 

Việc kiểm soát nồng độ Clo dư trong nước là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe người dân và đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt. Các đơn vị cấp nước cần thường xuyên giám sát và điều chỉnh nồng độ Clo thông qua các hệ thống đo lường tự động. Ngoài ra đối với nhà máy xử lý nước cấp có công suất > 200 m³/ngày đêm bắt buộc phải lắp đặt trạm quan trắc tự động để theo dõi nồng độ Clo và các thông số khác như pH, độ đục, màu sắc, vi khuẩn và vi sinh vật,…  

Bên cạnh đó, người dân cũng có thể chủ động kiểm tra chất lượng nước tại nhà bằng các thiết bị đo cầm tay hoặc lắp đặt hệ thống lọc nước để loại bỏ Clo dư nếu cần nâng cao chất lượng nước hơn nữa. 

Một cách khắc phục khác có thể sử dụng là dùng phương pháp khử trùng thay thế, có thể xem xét sử dụng các phương pháp khử trùng khác như ozon hoặc tia UV để giảm sự phụ thuộc vào Clo. 

5. Một số thiết bị đo và giám sát Clo dư hiệu quả 

Để kiểm soát nồng độ Clo dư trong nước một cách hiệu quả, các nhà máy nước bắt buộc phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động. Dưới đây là một số thiết bị đo Clo dư được khuyến nghị: 

Tin liên quan

Profile Trường Thi Company

13/12/2024

Tác hại của nồng độ Clo dư vượt ngưỡng trong nước sinh hoạt và giải pháp khắc phục hiệu quả

27/12/2024

1. Tại sao chúng ta lại dùng Clo trong quá trình xử lý nước?  Clo là một trong những chất khử trùng phổ biến và lâu đời nhất trong xử lý nước sạch. Bất chấp sự phát triển của nhiều công nghệ xử lý hiện đại, Clo vẫn được ưa chuộng nhờ vào tính hiệu […]

Máy đo đa chỉ tiêu cầm tay HQ2100 của HACH – Giải pháp chuyên sâu cho phân tích chất lượng nước 

31/12/2024

Máy đo đa chỉ tiêu cầm tay HQ2100 của HACH là một thiết bị cao cấp, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu phân tích chất lượng nước trong các môi trường khác nhau. Thiết bị này được thiết kế không chỉ để cung cấp kết quả chính xác mà […]

Sự khác biệt giữa NTU, FNU, FTU, FAU và JTU trong đo độ đục nước là gì?

31/12/2024

Trong lĩnh vực phân tích nước, việc đo lường độ đục giúp xác định các vấn đề liên quan đến ô nhiễm và kiểm soát chất lượng nước. Để đo độ đục, nhiều đơn vị đo lường khác nhau đã được phát triển, trong đó có NTU, FNU, FTU, FAU và JTU. Mỗi đơn vị […]

DR3900 vs DR6000: Nên lựa chọn dòng máy quang phổ nào cho phòng thí nghiệm của bạn?

31/12/2024

Trong các phòng thí nghiệm phân tích nước máy quang phổ là một trong những thiết bị  không thể thiếu khi tiến hành đánh giá và phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước quan trọng. Hãng HACH hiện tại có hai dòng máy đặc biệt phổ biến là DR3900 và DR6000, đây đều là […]

Độ cứng tổng (Total Hardness) là gì? Đo lường độ cứng tổng như thế nào?

27/12/2024

Độ cứng tổng là một chỉ tiêu quan trọng trong ngành khoa học môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực xử lý và phân tích nước. Việc hiểu rõ về độ cứng tổng và các phương pháp đo lường có thể giúp chúng ta cải thiện chất lượng nước và bảo vệ sức khỏe […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *